Đặc điểm cấu tạo bộ tời tay quay của giàn phơi gắn trần
Giàn phơi thông minh gắn trần được hợp thành từ 3 bộ phận: bộ tời tay quay, bộ ròng rọc, và 2 thanh phơi. Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết đặc điểm cấu tạo bộ tay quay ở giàn phơi quần áo này.
Bộ tay quay hay còn có tên gọi khác là bộ tời
Với vị thế là một người thủ lĩnh, bộ tay quay có nhiệm vụ điều khiển thanh phơi nâng lên – hạ xuống tùy theo mục đích của người dùng. Đây là bộ phận giữ vai trò rất quan trọng, vì nếu bộ tời có chất lượng càng tốt thì giàn phơi thông minh sẽ chịu được mức tải trọng càng lớn.
Để đảm bảo tính thẩm mỹ, và tính đồng bộ của giàn phơi, thiết kế của bộ tay quay thường có màu trắng bạc, rêu cổ và đồng cổ. Đồng thời, để đảm bảo độ bền, bộ phận này thường được chế tạo từ hợp kim nhôm cao cấp (chuyên dùng chế tạo máy bay) hoặc inox. Trên thị trường hiện nay, giàn phơi thông minh gắn trần có 2 loại tay quay chính là: tay quay rời, và tay quay liền.
Bộ tời tay quay liền
Trong đó, thiết kế tay quay liền là thiết kế tay quay mới nhất hiện nay. Ở kiểu tay quay này, người dùng có thể điều khiển cùng lúc cả 2 thanh phơi. Đồng thời, do được thiết kế liền, nên hạn chế được tới mức thấp nhất sự cố rơi tay quay.
Hiện tại 100% mẫu giàn phơi thông minh mới đều sử dụng thiết kế tay quay này, trong đó, được ưa chuộng nhất là bộ Hòa Phát KS950 (củ quay màu bạc), và Hòa Phát KS990, giàn phơi HP701, giàn phơi Hòa Phát H009, giàn hơi KS980, giàn phơi H001…
Bộ tời tay quay rời
Thiết kế tay quay rời là thiết kế tay quay nguyên thủy của giàn phơi thông minh. Hạn chế ở thiết kế này là người dùng phải điểu khiển lần lượt từng thanh một. Bên cạnh đó, do phải tháo rời khi dùng nên nếu sơ suất, tay quay có thể bị rơi dẫn đến gẫy.
Hiện tại chỉ còn một số bộ giàn phơi quần áo thông minh sử dụng thiết kế tay quay rời phổ biến nhất hiện nay gồm: giàn phơi Q6, giàn phơi Hòa Phát 999B.